top of page

DẠY CON KHÔNG THƯỞNG - PHẠT SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Bài đăng của thành viên Hiền Nguyễn Hiền trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.


Mình là một bà mẹ ngay từ đầu dạy con đã xác định không có quy chế Thưởng- phạt mà mình dạy con theo nguyên tắc Nhân -Quả. Mình mong muốn con lớn lên tự lập, có chính kiến riêng, có suy nghĩ và sự quyết đoán của riêng mình, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Nhưng liệu con có thể có những điều đó khi từ nhỏ đã sống trong khuân khổ, sự bắt ép và định hướng của mẹ? Mình nghĩ rằng, nhiệm vụ của người mẹ là chăm sóc, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp con nhận thức vấn đề, còn việc lựa chọn như thế nào và kết quả ra sao để con tự quyết định và trải nghiệm.


1/ Tin tưởng vào khả năng của con

Theo mình, rào cản lớn nhất để cha mẹ chưa dám cho con tự chủ đó là vì suy nghĩ "Con con bé chưa nhận thức được" "Con còn bé chưa thể làm được".

Mình thì nghĩ rằng "Con đã nhận thức được việc abc theo độ tuổi của con, và mình tin con sẽ làm được"

Bé nhà mình 16m đòi ăn đũa người lớn, mọi người đều bảo nó chỉ nghịch thôi, bé thế sao ăn đũa được. Và khi 20m, con đã tự ăn đũa thành thạo. Đi ăn phở ai cũng quay lại nhìn kèm theo câu :"Bé thế sao ăn đũa giỏi vậy". Nhiều người tự đặt ra giới hạn cho những đứa nhỏ- như từng này tuổi mới biết làm điều này, nhưng mình tin khả năng của con là không giới hạn nếu mình cho con môi trường phát huy.


2/ Phân định rõ :"Của con/ Do con"

Ngay từ khi con nằm nôi, mình đã nói chuyện rất nhiều với con về những thứ thuộc về bản thân. Từ cái tay xinh, đôi chân, cái mắt miệng CỦA CON. Lớn hơn chút thì cái váy, cái áo, đôi giày, rồi đến cái bát, cái thìa CỦA CON.

Cái Tivi, cái xe, hay đồ dùng của BỐ MẸ.

Và nguyên tắc là, đồ của ai người đó được dùng và chịu trách nhiệm. Con muốn xem tivi hay dùng đồ bố mẹ thì phải xin phép. Bố mẹ dùng đồ của con cũng phải hỏi. Đồ của ai bày ra người đó phải dọn vào. Ví dụ: Khi dọn nhà, bố mẹ sẽ dọn sách vở, quần áo của bố mẹ, con tự dọn đồ chơi của con. Mẹ và con cùng quét nhà.

Tương tự như vậy, những hành động con gây ra, mình cũng nhấn mạnh là do con tự làm & tự chịu trách nhiệm. Dần dần con có ý thức rất rõ về những việc "Của con/ Do con"


3/ Linh hoạt theo từng độ tuổi

Để con rèn luyện thói quen tốt theo Nhân - Quả mà sợ con không hiểu thì sao?

Bản thân mình luôn tìm cách để con dễ hiểu nhất trong độ tuổi nhận thức của con.

Ví dụ về việc đánh răng của bé nhà mình.

- 12-18m: Mình cho bé xem Cocolemon và Jojo, có video về các bạn sâu răng, về răng sâu hoạt hình. Con rất thích và bắt chước theo.

- Sau 18m, bạn ấy thấy những chú sâu hoạt hình đáng yêu chứ không đáng sợ nữa. Mình đổi bài : Mẹ nhờ Bông lấy thuốc đánh răng và nước cho mẹ với. Bạn ấy rất thích thú khi được tự làm và giúp mẹ. Hào hứng mỗi ngày "ĐỂ con đánh răng cho mẹ"

- Được 1 thời gian lại chán, lần này mình dùng biện pháp mạnh, cho xem hình ảnh răng sâu thật. Xem răng bị sâu phá hủy. Bạn ấy sợ thật sự và cũng chăm chỉ 1 thời gian.

- Sau 2 tuổi, hình như hậu quả của người khác chưa đủ răn đe. Bạn ấy lại lười. Mình và bố bạn đã bịt mũi :"Con không đánh răng sẽ bị sâu răng và hôi mồm, mọi người sẽ không muốn nói chuyện với người bị hôi mồm đâu". Từ đó đến nay, con ngày nào cũng đánh răng 2 lần và làm cảnh sát gọi bố mẹ đi đánh răng "ko bị hôi mồm không ai nói chuyện đâu"!

Và điều cuối cùng mình luôn lưu ý là: Nhất quán hành vi trong mọi hoàn cảnh (trừ khi con ốm). Nếu hôm nay bạn bảo con lau nhà sau khi làm đổ nước, ngày mai bạn đang vội nên lau ù cho xong. Nguyên tắc hành vi hôm áp dụng hôm không thì chắc chắn con sẽ không nhận được bài học Nhân- Quả của mình.


Trên đây là cách mình đã và đang áp dụng với con và chia sẻ các mẹ tham khảo.

18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page