top of page

Làm sao để tạo động lực cho trẻ?

Bài đăng của thành viên Lê Hải trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.


Trên các cộng đồng làm cha mẹ, có một chủ đề mà nhiều cha mẹ quan tâm đó là làm thế nào để tạo động lực cho con? Một người mẹ dấu tên kể, con chị học lớp 7, là một đứa sáng dạ, có thể học tốt các môn nhưng không bao giờ chịu tự ngồi học 15 phút.


Lúc nào cũng cần có mẹ bên cạnh nhắc nhở, nhắc thì học, không nhắc thì thôi. Có hôm chị dạy con học được trong vài ba giờ, hôm nay thì chỉ học 10 phút rồi xị mặt, chỉ ngồi vẽ chứ không học. Dù mẹ không la, mắng, mẹ có khen cũng không muốn làm gì cả. Chị cũng đã đăng ký cho con học các lớp truyền động lực lúc con học lớp 4, con cũng lên mục tiêu nhưng rồi đâu lại vào đấy.


Chị gái tôi từng kể cho tôi nghe câu chuyện tương tự như vậy về cháu mình. Con bé cũng học lớp 7, cũng không học một mình được.Khi nào mẹ nhắc thì học, không nhắc thì thôi.


Câu chuyện về việc con không có động lực cho học tập là câu chuyện phổ biến. Việc trẻ mất động lực học tập, vui chơi dường như là một hậu quả hiển nhiên của một quy trình học từ sáng tới tối, hậu quả của việc trẻ không được phép vui chơi đúng nghĩa, hậu quả của việc lệ thuộc vào giải trí thụ động.


Chương trình ở lớp học khô khăn nặng nề, nhiều cha mẹ cũng đã phàn nàn rằng trẻ đã học nhiều ở lớp không nên có bài tập về nhà. Tuy nhiên Tiến sĩ Mintzer đã chia sẻ rằng: “ Điều quan trọng của việc làm bài tập là trẻ làm quen với những sai sót của mình. Trẻ tập dượt cảm giác gặp sai lầm, cảm giác không hoàn hảo trong hành động của mình. Chỉ là cha mẹ đừng phán xét và nhúng tay vào để cản trở quá trình học hỏi đó của trẻ mà thôi”.


Vâng, cái sai lớn nhất của chúng ta đó từ chối những sai lầm của con trong việc học thậm chí là trong mọi việc. Chúng ta không chấp nhận việc con làm sai. Chúng ta muốn kết quả luôn là tốt nhất chứ không được phép tốt một cách tương đối.


Nếu như bài tập viết của con chỉ được 8 điểm, hấu hết ta chỉ nhìn vào việc, các nét, các lỗi chính tả trong bài mà không công nhận việc trẻ đã nỗ lực viết tốt nguyên trang giấy.


Mỗi ngày như thế, khi trẻ luôn nỗ lực để làm đúng nhất, và nỗ lực của trẻ trẻ không được công nhận từ đầu thì ý chí, niềm hứng khởi trong việc học của con cũng dần bị ăn mòn. Chúng ta cho con học thêm các lớp nếu không là lớp phụ đạo sẽ là lớp học nâng cao, nếu không là các môn cơ bản thì sẽ là học năng khiếu. Bọn trẻ hầu như không có thời gian để chơi tự do, sáng tạo hay làm thứ gì đó mà chúng muốn.


Chúng ta nỗ lực cho con học mà quên mất rằng, với trẻ, việc được chơi tự do, làm những điều trẻ tò mò là cách giúp trẻ học được các bài học cũng như tạo ra niềm cảm hứng với cuộc sống.


Hãy thử tưởng tượng, tất cả những công việc bạn làm đều vì người khác muốn bạn làm. Tất cả những nỗ lực bạn cố gắng đều không được nhìn thấy, mọi người lại chỉ nhìn vào lỗi mà bạn mắc phải. Hãy thử tưởng tượng, những điều bạn yêu thích đều bị coi là ngớ ngẩn và bác bỏ ngay lập tức. Liệu bạn còn có động lực để làm việc, để phấn đấu hay để vui vẻ sống không?

15 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page