Hành trình làm mẹ và bí mật của chữ S (Phần II)
Bài đăng của thành viên Chi Linh Bui trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.
Dù bạn đang ở chặng đường nào trên hành trình làm mẹ thì chắc chắn chúng mình dường như một lần nữa trải qua nỗi đau một lần nữa và trút nó ra ngoài bằng những cơn giận, những bùng nổ, những gào thét và dần dần là sự lặng chịu đựng vừa đáng sợ vừa đáng thương…
5. Storm-eye : Mắt bão
Mọi cảm xúc đều mang một nguồn năng lượng, hầu hết chúng ta chống đỡ lại bằng cách phản ứng mạnh mẽ để phát ra nguồn năng lượng đó – và ta một là vô tình gây ra những tổn thương đến người xung quanh. Nhưng có những lúc chúng ta lại đè nén những cảm xúc (hoặc chúng ta không dám vì sợ) và rồi nguồn năng lượng đó quay ngược lại vào trong và cắn xé mọi suy nghĩ của chúng ta, lúc này ta lại gây tổn thương đến chính bản thân mình.
Dù có thế nào đi chăng nữa, nguồn năng lượng cứ ở đó, chờ một “cái cớ” để sẵn sàng bùng nổ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Hãy tượng cuộc sống của chúng ta là một cơn bão của tất cả những năng lượng từ cảm xúc của cuộc sống, vậy vị trí của bạn đang ở đâu? Bạn chỉ có duy nhất hai lựa chọn: Một là trở thành cơn bão và hai là trở thành Mắt bão.
Trong cuồng phong thịnh nộ đang diễn ra, cái trước mắt chúng ta hiện lên rất rõ ràng: mọi thứ dường như đang bị phá hủy, cơn bão cuốn phăng đi tất cả những điều tốt đẹp, và sau khi nó càn quét đủ mọi ngóc ngách thì thứ gì còn lại: tàn dư, mất mát, tổn thương.
Liệu có nơi nào trú ngụ trong những quay cuồng kia không? Chỉ có một nơi duy nhất. Đó chính là Mắt bão – ngôi nhà bên trong của bạn, nơi bạn có thể đứng trong đó nhìn vào cơn bão một cách lặng im, không sợ hãi, không bất kì tai ương nào chạm được đến bạn.
Làm sao đi được vào trung tâm của Bão? Đây không phải là một câu hỏi để bất kì ai có thể trả lời cho bạn. Mỗi người có một cơn bão bên trong chỉ chờ các yếu tố thiên – địa - nhân để gây ra tai ương. Nhưng chúng ta phải tự hỏi lại bản thân mình một câu: Nếu các yếu tố kia là nguyên nhân gây ra tất cả thì BẢN THÂN chúng ta đang giữ vai trò gì?
Có chỗ đứng nào cho chính bản thân mình không hay tất cả đều TẠI mọi thứ xung quanh
6. Silent – Âm thanh cần được tìm kiếm
“Im lặng” – có lẽ là một từ ám ảnh không chỉ với người bình thường, đặc biệt là đến những ngươi làm mẹ trong từng giai đoạn – Hãy nhớ đây không phải sự im lặng của Bầy cừu.
Cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn một cách không thương tiếc. Dường như giây phút yên bình của bản tay nhỏ bé bám chặt lấy ngón tay mẹ đi ngang như một cơn gió, và rồi thay vào đó là sự ngột ngạt, bí bách.
Mọi âm thanh từ đâu cứ dồn đến: Tiếng cười, tiếng khóc, hò hét, cãi cọ, tiếng dò xét, bỉ bôi… Và rồi những âm thanh đó đi vào trong và tiếp tục đánh trống la làng.
Có một điều dường như đa phần mọi người đều có xu hướng “tận hưởng” sự ồn ào hơn là yên lặng? Bởi nếu có âm thanh dường như có sự sống, có sự tồn tại. Theo cách nào đó IM LẶNG chỉ góp phần tạo ra những tiếng ồn lớn hơn bên trong bạn.
Xin đừng sợ sự tĩnh mịch. Đôi khi bạn cần phải thoát ra khỏi mọi âm thanh, ngay cả giọng nói ngọt ngào, trong trẻo của con… để có cho mình một khoảng lặng, không có bất kì phiền nhiễu nào.
“Hãy yêu lấy bản thân!” – đây có lẽ là câu nói mà ai ai cũng nghe thấy trong hành trình chữa lành. Yêu lấy bản thân với mình không hẳn là dành thời gian chăm sóc da, đi café với bạn bè, mua thứ gì mình thích, làm gì mình thích làm… Tất cả những điều kiện bên ngoài sẽ đến và đi. Mình cảm nhận được tình yêu với chính mình khi được ngồi yên lặng, bất kì đâu, trong bất kì thời điểm nào có thể.
Chỉ ngồi và tận hưởng sự yên lặng – Quá trình đi sâu vào nội tâm dần dần khẽ mở!
7. Slow down - Chậm lại
Sau 3 năm ở nhà làm mẹ, mình dường như mất kết nối hết với tất cả những luồng thông tin bên ngoài. Chẳng có lí do gì để mình phải nạp thêm những sự kiện đang diễn ra khắp thế giới vào bộ não đang quá tải của mình.
Bao nhiêu năm dài sống trong sự vội vã cơm áo gạo tiền, trong sự thúc giục những deadline… mọi thứ cứ diễn ra một cách chóng mặt và chúng ta vô tình cuốn theo trong vô thức. Đến một ngày khi ta có con, ta dường như phải rèn lại từ đầu tính kiên nhẫn.
Đã bao nhiêu bố mẹ ở đây mất kiểm soát chỉ vì “chờ” những đứa trẻ đang chậm chạp “lớn lên”. Từ khi nào một mặt chúng ta được dậy bảo: “Làm cái gì thì cũng phải cẩn thận, đừng có mà nhanh ẩu đoảng. Phải kiên nhẫn, đừng có phải cầm đèn chạy trước ô tô.”. Thế nhưng trong cùng một thái cực khác thì chúng ta sẵn sàng thét lên: “Nhanh nhanh cái tay lên. Ì ra. Có ăn nhanh lên không thì bảo. Có mỗi cái việc dọn dẹp mà làm cả tiếng không xong.”
Đương nhiên có những điều kiện khiến cuộc sống của chúng ta không thể chậm lại được, nhưng nếu thực sự nếu có thể làm bất kì điều gì một cách chậm chạp bạn sẽ thấy có một sự thay đổi ít, nhưng rất chắc.
Khi cảm xúc tiêu cực ập tới, điều đầu tiên dù có lựa chọn hay không đa phần chúng ta sẽ chọn phản ứng ngay tức thì thay vì chậm lại một chút. Cơn giận, niềm đau, sự ghét bỏ… không cần thiết ngay lập tức tìm mọi cách dập tắt và chôn vùi nó vào trong. Hãy chậm chạp để nó đi vào trong bạn, dành thêm một chút thời gian để “đừng ghét bỏ, từ chối” và dần dần tháo gỡ nút thắt tiêu cực kia.
Sự chậm chạp trong phản ứng một phần sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian điều hòa cảm xúc.
8. Stay still – Tĩnh tại
Im lặng bên ngoài thì dễ nhưng Im lặng bên trong là một trạng thái rất khó để chúng ta có thể đi vào. Nhưng nếu có thể đi vào dù một chút, đừng bao giờ do dự. Vì bước vào được đã khó, làm sao chúng ta có thể duy trì được trạng thái đó để trở nên tĩnh tại khó hơn rất nhiều lần!
Mỗi sáng thức dậy mình luôn mở mắt và đặt một câu hỏi: “Still there?”. “Still”. How still? Very still” – “Bạn còn đó không? Vẫn còn? Còn thế nào? – Còn im lặng”. Đó là câu trả lời của mình. Còn bạn bạn sẽ phải tìm ra câu trả lời cho chính mình.
9. Scincere – Hãy thành thật!
Thành thật với bản thân, chấp nhận với bản thân là điều kiện tiên quyết trong hành trình chữa lành. Nếu như bạn không chấp nhận chính bản thân mình thì rất khó để bạn có thể nhận ra đâu là nơi mình cần sửa, đâu là nơi vết thương đang rỉ máu và cần được chăm sóc.
Hầu hết chúng ta đều có xu hướng chấp nhận những mảnh ghép tốt đẹp của cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, an lạc, yêu thương và sẵn sàng chối bỏ sự sân hận, ghen ti, tham lam… mặc dù chúng đều thuộc về bản thân chúng ta. Tại sao vậy? Tại sao ta luôn rao giảng phải “công bằng” trong gia đình, trong xã hội, nhưng ta lại bất công với chính bản thân mình?
Chính sự chối bỏ bản thân là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta sẽ mãi bị kẹt trong cái bẫy, càng dãy dụa càng kẹt sâu. Hãy thành thật với mọi tham, sân, hận đang tới, không có gì đáng xấu hổ khi nó là suy nghĩ… nó chỉ trở nên nguy hiểm nếu bạn xua đuổi nó ra đối tượng bên ngoài, hoặc bạn cố giấu nó vào trong và chờ đến ngày bùng phát.
10. Sun shine – Mặt trời kiểu cũng sẽ ló thôi, cơn mưa sẽ khiến cây cố ló chồi”
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Bạn có nghĩ bạn của giây phút này vẫn là bạn của ngày hôm qua không? Sáng nay tỉnh dậy, sau một giấc ngủ đủ bạn có thấy mình khác hơn một chút không? Hay vẫn khăng khăng cho rằng: Tôi vẫn là tôi chẳng có gì thay đổi.
Chúng ta đang thay đổi từng giây, từng phút, chỉ là chúng ta không nhận ra điều đó. Người mẹ trong cơn tam bành 10 phút trước bỗng khựng lại bởi một vòng tay nhỏ bé ôm lấy chân mẹ và thút thít trong sợ hãi, thay vào đó là một người mẹ với trái tim đầy tổn thương, tan chảy vào vòng tay đó. Chúng ta thay đổi liên tục, nên không có khái niệm: Tôi là một bà mẹ tồi, tôi là một bà mẹ nóng tính, tôi là một người mẹ không hoàn hảo, blah blah blah…
Thay vào đó hãy là anh sáng mặt trời. Chúng ta sẽ chiếu sáng rực rỡ vào ban ngày, dịu đi khi chiều tà đến, rơi vào bóng tối để nghỉ ngơi và trở lại rạng ngời ngày tiếp theo.
Nếu chúng ta có thể…
Stop thinking – Start to sense and show more love – Nghĩ ít đi, bắt đầu cảm nhận, yêu thương nhiều hơn.
Có thể rất nhiều những điều mình chia sẻ các bạn đã đọc được nhiều nguồn, có người thấy có lí, cũng có người thấy sáo rỗng. Nhưng đó là một phần kinh nghiệm chậm chạp của mình trên con đường trải đầy gai kia. Có những lúc mình liên tục chảy máu, tập tễnh bước đi, nhưng rồi vẫn phải bước, chậm chạp cùng con. Đôi khi tình yêu không cần những lời nói, những suy nghĩ. Tình yêu được cảm nhận nhiều hơn qua trái tim, qua sự cảm nhận của tất cả các giác quan.
Thay vì ngồi nghĩ hãy dành thời gian để cảm nhận nhiều hơn, thể hiện nhiều hơn.