Khi nào nên cắt giấc ngủ trưa cho trẻ?
1. KHI NÀO TRẺ TỰ BỎ GIẤC NGỦ TRƯA?
Ở phương Tây, khi các con loanh quanh 2,5 - 3 tuổi sẽ không phải duy trì giấc ngủ trưa ở trường nữa. Trường mẫu giáo vẫn có góc ngủ trưa cho những bé có nhu cầu, nhưng nếu các bé không ngủ thì cũng không ép.

2. DẤU HIỆU CON NÊN ĐƯỢC CẮT GIẤC NGỦ TRƯA
- Khó vào giấc ngủ trưa, nếu trước đây 12h trưa đã ngủ thì giờ lăn lộn đến 1-2h chiều mới ngủ, hoặc chưa ngủ. - Giấc tối ngủ khá muộn, nếu bình thường 8h tối đã ngủ thì giờ 9-10h mới ngủ, thậm chí muộn hơn.
3. CÁC LƯU Ý KHI BẮT ĐẦU CẮT GIẤC NGỦ TRƯA
- Dành vài ngày quan sát các dấu hiệu để chắc chắn là con sẵn sàng để cắt giấc ngủ trưa. Nếu con ngủ tối muộn chỉ vì trưa ngủ quá nhiều thì điều chỉnh giấc trưa ngắn lại là được.
- Khi mới bỏ ngủ trưa, tầm 4-5h chiều con sẽ buồn ngủ vật vã. Cứ để kệ con gục xuống ngủ gật tầm 15-30’ thì nhẹ nhàng vỗ dậy. Đừng bế con vào giường kẻo nó đánh một giấc đến 10h đêm dậy quẩy đến sáng thì bố mẹ lại ngất ra đất 😮💨 8h vẫn đưa con vào giường ngủ bình thường, sau khi đã ăn tối, tắm rửa.
- Cân đối lịch sinh hoạt: chủ động tắm cho con sớm, nấu cơm sớm lên, ăn cơm sớm. Những hôm con không ngủ gật lúc 4-5h chiều thì 6h cho vào giường đọc truyện, tắt đèn, 7h ngủ một mạch đến sáng là đẹp.
4. VÍ DỤ LỊCH ĂN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO + LỊCH NGỦ CỦA BÉ 2,5-3 TUỔI:
7:30 - Dậy, vệ sinh cá nhân. 8:00 - Ăn sáng 8:30 - Đi học 8:45 - Đến lớp ăn bữa sáng lần nữa cùng các đồng môn, tuỳ hứng, tuỳ bụng. 10:30 - Ăn bữa phụ: hoa quả/ sữa/ bánh, vv… 12:00 - Ăn trưa. 14:30 - Ăn bữa phụ: sữa chua/ hoa quả/ rau củ. 16:00 - Ăn tối ở trường: bữa này ăn đầy đủ thịt/ cá, rau củ, tinh bột như một bữa chính.
Sau đó bố mẹ đón về, tắm rửa, làm bình sữa, đánh răng, vào giường đọc truyện rồi 19:00 ngất luôn.. Hôm nào thích thì ăn tối thêm cùng bố mẹ rồi quy trình như trên, 20:00 mới đi ngủ.
Cuối tuần không đi học thì thường sẽ không có bữa phụ buổi sáng. Thay vào đó là:
8:00 - Ăn sáng 11:00 - Ăn trưa 2:30 - Bữa phụ buổi chiều 17:00 - Bữa tối 18:00 - Sữa + đọc truyện, đánh răng, vv… 19:00 - Ngủ
Hôm nào đi chơi, mệt quá thì thường lăn ra ngủ lúc 2-3h chiều. Lịch tham khảo như sau:
8:00 - Ăn sáng rồi đi chơi 10:00 - Ăn nhẹ (vì đi chơi ai mà ăn trưa lúc 11:00 được ) 12:00 - Ăn trưa rồi chơi tiếp 15:00 - Lên xe về, mệt quá, ngất luôn 16:00 - Dậy 18:00 - Ăn tối 19:30 - Sữa + đọc truyện, đánh răng, vv… 20:30 - Ngủ
Một lưu ý rút ra từ kinh nghiệm của mình: đồng hồ sinh học của con thường không thay đổi quá nhiều ngay cả khi ngày hôm đó con lỡ ngủ trưa. Bố mẹ đừng nghĩ vì con đã ngủ trưa nên cho con vào giường quá muộn vì quá giấc sẽ bị tăng động, khó ngủ. Chuyện 10-11h đêm con mới ngủ là do con bị quá giấc. Cơn buồn ngủ trước bị lỡ mất thì phải đợi cơn buồn ngủ tiếp theo mới ngủ được.
Đừng đợi con ngáp chảy nước mắt rồi mới cho vào giường. Đó là biểu hiện con đã kiệt sức. Giấc ngủ bắt đầu khi đã kiệt sức thường không phải giấc ngủ chất lượng. Nên cho con vào giường đúng giờ, có thời gian wind down (để tâm trí con chậm lại, xa dần các kích thích trí não) và vào giấc ngủ.
5. TẠI SAO “TÂY” HỌ KHÔNG ÉP TRẺ CON NGỦ TRƯA?
Ngủ sớm và ngủ giấc dài liền mạch sẽ tốt hơn nhiều trong phát triển trí não, chiều cao và phục hồi các cơ quan nội tạng. Vì vậy chất lượng giấc ngủ đêm được ưu tiên hơn. Nói như vậy không có nghĩa là không nên cho con ngủ ngày. Giấc ngủ ngày cũng rất cần thiết. Đừng cắt giấc ngày khi con chưa sẵn sàng. NHẮC LẠI: chỉ cắt giấc ngày khi con có dấu hiệu không cần nó nữa và việc ngủ ngày ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Trẻ con phương Tây đến tận 10-12 tuổi vẫn đi ngủ lúc 8h tối vì chúng không ngủ trưa.
6. CẮT GIẤC NGỦ TRƯA RỒI ĐẾN LÚC ĐI HỌC CÔ BẮT NGỦ TRƯA THÌ SAO?
Theo mình được biết, rất nhiều trường mẫu giáo đồng ý để bố mẹ thương lượng cho con không phải ngủ trưa. Điều duy nhất bố mẹ cần chắc chắn đó là tập cho con khả năng chơi tự lập và giữ trật tự trong khoảng thời gian các bạn ngủ để không phiền đến người khác.