LÀM BẠN VÀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TÌNH CẢM VỚI CON!
Bài đăng của thành viên Nguyen Nhung trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.
Có khi nào bạn cảm thấy con bạn khó bảo, thường xuyên cãi, dễ dàng gào khóc khi muốn đạt được điều gì? Điều này xảy ra rất nhiều ở các lứa tuổi không đến sáu.
Tuy nhiên có một cách khác khiến bố mẹ và các con có thể đồng hành một cách nhẹ nhàng, thấu hiểu và có khiến con hợp tác.
Mấu chốt nằm ở chỗ bạn dành thời gian bao nhiêu cho con và bạn xây dựng ngân hàng tình cảm với con như thế nào. Điều này rất quan trọng để cha mẹ có thể làm bạn đồng hành tư vấn và dẫn dắt con.
Trong một lần đi chơi ở công viên, khi con đang chơi, có một người mẹ muốn con đi về và nói: “con đừng chơi nữa, trễ rồi mình đi về thôi”.
Lập tức đứa trẻ khóc toáng lên và hỏi: “Con đang chơi mà tại sao con phải về. Mẹ em bé bảo:”Đã bảo về là về đừng cãi, hư thế lần sau mẹ không cho đi chơi nữa” Rồi kéo tay em bé đưa về.
Gấu Voi cũng thường rất thích chơi, Tuy nhiên trước khi đi về, mình sẽ báo trước thời gian.
“Gấu Voi ơi mình chơi 5p nữa nhé, mẹ cần về nhà, tối nay mẹ có cuộc họp và mẹ muốn đúng giờ họp.”
Sau đó mình sẽ đặt chuông, chuông kêu thì 3 mẹ con cùng về. Điều mà chúng ta thấy là hai cách cư xử khác nhau của em bé bị mẹ bắt về và em bé được thông báo giờ về với lý do hợp lý - sẽ có hai biểu hiện khác nhau. Điều này nằm ở việc mình xây dựng ngân hàng tình cảm với con thế nào.
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
1. Cùng chơi với cho trẻ: Đố vui, chơi xích đu,.. có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể chơi cùng con thật vui vẻ.
2. Đọc sách cho con mỗi tối: Mỗi buổi tối, con sẽ được chọn những cuốn sách mà mình thích, sau đó mẹ sẽ đọc lần lượt từ hai đến ba cuốn sách và đi ngủ. Đây cũng là cách để có thể gần con và dạy con điều mới, tăng vốn từ ngữ cho con.
3. Dành thời gian bên con vào ngày cuối tuần: Dành cuối tuần để đi dã ngoại hay đến các khu vui chơi hoặc đi nhà sách,... Lên kế hoạch và thông báo lịch trình với con để chuẩn bị tinh thần.
4. Dùng lời lẽ tôn trọng khi nói chuyện với con: Thay vì đưa ra mệnh lệnh và yêu cầu con làm theo, hãy chuyển hướng đưa vấn đề ra cùng con bàn luận, hỏi ý kiến, mong muốn sự cảm thông của con. Điều này khiến con học cách thương lượng, nói chuyện mà vẫn có thể đạt được mục đích. Một em bé được tôn trọng từ nhỏ sẽ tự tin đưa ra quyết định của mình.
5. Dành cử chỉ yêu thương để dành cho con: Dành thời gian để ôm hôn con vào mỗi buổi sáng khi chào tạm biệt con ở trường, và khi đón con đi học về. Thật ra, bất cứ thời gian rảnh bạn cũng có thể dành nhiều các cử chỉ yêu thương đối với con, nhằm gắn kết tình cảm thấy an toàn gần gũi bên cha mẹ.
6. Chia sẻ cảm xúc của bạn: Chúng ta là con người không phải lúc nào cũng vui vẻ tích cực. Kể cả những ngày không vui, bạn hãy kể về cảm xúc của mình ngày hôm đó. Có thể nói: “Hôm nay mẹ cảm thấy rất buồn và mệt. Mẹ muốn nghe xem con có chuyện vui gì ở trường, được không?”
7. Khi nói chuyện với trẻ, hãy ngồi xuống ngang tầm mắt, ôm con và nói thật nhiều lời yêu thương mỗi ngày.
Đừng coi trẻ con là những đứa trẻ không biết gì, hãy coi chúng là người lớn thu nhỏ có cảm xúc, có suy nghĩ, biết quan sát. Hãy trao quyền được quyết định, tôn trọng trẻ trong hành vi và trong cảm xúc. Sẵn sàng làm bạn, đồng hành, tư vấn cho con - từ đó bạn sẽ có được sự tin tưởng của con, hiểu con hơn và có thể dẫn dắt con khi cần thiết.