top of page

Đừng nói với con: “Nín đi, đừng khóc nữa.”

Bài đăng của thành viên Tu Anh Hoang trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.


Tại sao thế? Không nói thế, thì nói như nào? —-

AI ĐÓ ĐANG KHÓC vì:

Bụi bay vào mắt Buồn Vui Xem phim, tình huống cảm động Bực tức quá Bất lực quá Sợ Tủi thân Bọn trẻ con khóc mọi lúc mọi nơi


CÓ NHỮNG CUNG BẬC KHÓC KIỂU GÌ?

Mắt đỏ Rơm rớm, giọt sương trên mí mắt Chảy vài giọt Khóc oà Khóc to, giọng lạc đi Khóc nức nở, giọng nói thổn thức Khóc nấc lên, không nói thành lời Khóc lăn lộn Khóc triền miên, cứ nín rồi khóc, mắt mũi tèm lem, mặt sưng húp


KHÓC ĐỂ LÀM GÌ?

- Để phản xạ với tự nhiên (khói, bụi, giúp bôi trơn mắt,..)

- Để phát ra 1 tín hiệu đang cần giúp đỡ, ở trẻ chưa biết nói; đôi khi là ở cả trẻ đã biết nói và cả người lớn.

- Để giải toả cảm xúc, tự xoa dịu bản thân.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) sẽ được kích hoạt khi khóc, giúp cơ thể nghỉ ngơi và tiêu hóa. Tuy nhiên, lợi ích này không xuất hiện ngay lập tức mà khoảng vài phút sau khi rơi nước mắt, ta mới cảm nhận được sự xoa dịu.

- Để hạnh phúc.

Khóc trong thời gian dài sẽ giải phóng những chất tạo cảm giác dễ chịu là oxytocin và opioid nội sinh (còn gọi là endorphin), giúp xoa dịu nỗi đau cả về thể chất và tinh thần. Khi endorphin được giải phóng, cơ thể có thể rơi vào giai đoạn chết lặng đi; còn oxytocin có thể mang lại cho ta cảm giác bình tĩnh hoặc hạnh phúc.


Thế nên, khóc không phải là một điều kinh khủng, cần phải chấm dứt và dập tắt ngay; ngoại trừ việc người xung quanh chú ý, cảm thấy ồn ào.

Thay vì thấy phiền hà và muốn điều đó dừng càng sớm càng tốt; Hãy dành sự đồng cảm, quan tâm với người đang khóc.


Làm như nào, mời bạn đọc tiếp.


Dừng khoảng chừng 2 giây, ai khóc nhiều nhất trong nhà? Trẻ con.

Nên trong phạm vi bài này mình sẽ giới thiệu 11 câu nói thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với những đứa trẻ, vẫn có thể modify để áp dụng với người lớn (thay đại từ nhân xưng là ok).


1. Có mẹ đây rồi. 2. Điều này có vẻ thật khó khăn với con. 3. Kể mẹ nghe, con có chuyện gì vậy? 4. Buồn cũng không sao đâu con à. 5. Mẹ đang nghe con đây. 6. Mẹ nghe nói con đang cần ai đó để tâm sự. 7. Điều đó thật không công bằng 8. Điều này nghe đáng sợ/buồn thật đấy… (thay thế bằng cảm xúc của con lúc đó) 9. Mẹ có thể giúp gì cho con không? 10. Mẹ ở đây để nghe con tâm sự nè. 11. Mẹ nghe nói/Có vẻ như con muốn ở một mình. Mẹ sẽ ngồi ở ghế ngoài kia chờ con. Đến khi con sẵn sàng chia sẻ hoặc muốn mẹ giúp, bất kỳ lúc nào cũng có thể gọi mẹ nhé.


Ngoài việc NÓI, chúng ta hoàn toàn có thể thể hiện sự đồng cảm PHI NGÔN NGỮ bằng: sự im lặng, một cái nắm tay, một cái xoa lưng nhẹ, vỗ chầm chậm an ủi, một cái ôm chặt, gương mặt xúc động, một cái mím môi, đôi mắt chớp chớp, rơm rớm,…


Trong những trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ lựa chọn các câu nói, biểu cảm, cử chỉ phù hợp với bối cảnh và người đối diện.

—-

Khi thấy mẹ khóc, Cam Dứa luôn im lặng, nếu có hỏi thì chỉ hỏi 1 câu tu từ: “mẹ khóc à?!” rồi nhìn mẹ hồi lâu để xem mẹ có chuyện gì, ở bên cạnh mẹ, chủ động ôm mẹ trong vòng tay nhỏ bé mà vô cùng bao la của chúng nó, thi thoảng vỗ vỗ lưng mẹ.


Có lần Dứa ôm mẹ trước, quay mặt ra gọi Cam, Cam từ đâu đến bao cả vòng tay ôm mẹ và em gái vào lòng.

Một lúc sau, nếu mẹ không dừng khóc, tụi nhỏ sẽ tìm sự giúp đỡ từ bố. “Papa ơi, mẹ khóc x 10 lần” .

Riết… mẹ khóc oà to hơn lúc trước nhưng lại nhoẻn miệng cười hạnh phúc.

29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page