top of page

LẮNG NGHE KHI BẢN THÂN KIỆT SỨC

Bài đăng của thành viên Chi Linh Bui trên nhóm An nhiên làm cha mẹ - Ươm hạt mầm yêu thương.


Cụm từ “cha mẹ kiệt sức” dường như trở nên khá phổ biến thời gian gần đây. Với nhịp sống bận rộn, quay cuồng đặc biệt sau thời kì Covid, nhiều cha mẹ đã trở lại vừa làm việc vừa phải chăm sóc gia đình … như ngày xưa. Và điều này đã gây ảnh hưởng không ít thì nhiều đến hầu hết các bậc phụ huynh.

Mình chưa tìm hiểu nhiều về tình trạng “Cha mẹ kiệt sức” và làm sao để vượt qua những thời điểm đó nhưng có một thực tế ít nhất một lần bạn đã trải qua tình trạng này.

Mình là một người mẹ của một cậu bé 3 tuổi, cái tuổi mà các thiên thần trở nên sa ngã, cũng là lúc cha mẹ phải đối mặt với thử thách không chỉ bên ngoài xã hội và cuộc sống kia, mà còn làm sao để đối phó với những “sóng gió” bên trong mái ấm của mình. Dùng từ “đối phó” thì nghe có vẻ hơi quá, nhưng cứ thử ngẫm lại thì cũng không hẳn.

Sau 3 năm ở nhà, làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, thời gian gần đây mình đã đăng kí đi học và bắt đầu đi làm và công việc của mình là làm giáo viên mầm non. Trong suốt quãng thời gian ở nhà, có những lúc mình bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, stress và đôi lúc cạn sạch năng lượng vì các lí do khác nhau.

Nhưng điều đó chưa là gì so với việc quay lại đi học, đi làm, về nhà con vẫn cần có mẹ, chồng vẫn cần có vợ, nhà vẫn cần có nóc, mình thật sự có những lúc cảm thấy “kiệt quệ hoàn toàn” – về cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy tưởng tượng những lúc khi nhắm mắt, bạn không cả muốn mở mi mắt lên, khi ăn cơm bạn không còn muốn dùng sức để nhai thức ăn.

Đã ít nhất có 2 lần mình trải qua như thế. Và chuyện gì đã xảy ra?

Việc kiệt sức là của mẹ, con việc quấy quả vẫn là của con. Con mình chưa bao giờ tha cho mình ngày nào bất kể nắng, mưa, vui, buồn, hỉ nộ ái lạc … anh ta sẵn sàng thử giới hạn của mẹ và càng ngày với cường độ càng dầy, và dữ dội hơn.

Khi nói đến “kiệt quệ” mình dùng đúng nghĩa đen của nó: Thân thể và Tâm trí đang bị đè bẹp. Ngồi thõng trên ghế, mình không thể, hay nói chính xác hơn là mình không muốn nhúc nhích một chút nào. Cậu bé vẫn lằng nhằng quấy khóc còn mình chỉ còn sức mà ngồi và nhìn con với một tâm thế: Con thích làm gì thì làm, mẹ đã quá mệt để “chiến đấu” lại với con.

Con tiếp tục lao vào đòi mẹ, khóc lóc kêu gào. Không hiểu vì lí do gì mà lúc đó mình chỉ mỉm cười, ôm con vào lòng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn hơn bao giờ hết, cơ thể mình “mềm nhũn”. Mình không còn sức để giống như mọi lần tìm cách xử lí sao cho “tình cảm mẹ con” không bị sứt mẻ.

Và điều này xảy ra với mình ít nhất 2 lần.

Điều làm mình chú ý ở đây: trong 2 lần hoàn toàn cạn kệt sức lực đó, mình cư xử rất ôn hòa với một tâm thế hoàn toàn “buông bỏ”. Nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng để mình xin giải thích thêm.

Bạn thường cho rằng bộ não chính là mình, điều khiển và điều hướng những cảm xúc, suy nghĩ, hành động. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Vì ngoài trí não ra, chúng ta còn có “cơ thể”. Một sự thực hiển nhiên hầu như ai cũng biết nếu tâm trí mệt mỏi, căng thẳng đa phần sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ còn lại khác. Tuy nhiên nếu bạn để ý, khi “cơ thể” của bạn không còn năng lượng, thì não của chúng ta chậm dần lại, và dường như rơi vào trạng thái “đóng băng” – đây là kinh nghiệm cá nhân của mình.

Trong khoảnh khắc “đóng băng” đó, minh cảm nhận được sự thư thả.

Con nó khóc, thì làm sao? Con nó không ăn, thì có vấn đề gì? Con nó gào thét, rồi nó sẽ lại dừng thôi. Lúc đó mọi âm thanh, mọi sự khó chịu từ xung quanh không có cách nào có thể khiến mình “nhúc nhích”. Nhưng đó không hẳn là khoảnh khắc “mặc kệ tất cả” mà đơn giản khi tâm trí không đù “khỏe” để xử lí tình huống ăn vạ của con, thì nó sẽ tìm cách khác để trải qua thời điểm đó: Im lặng!

Cơ thể của mình lúc này không cho phép tâm trí mình chiến đấu thêm một chút nào.

Hầu hết thời gian chúng ta dùng “tâm trí” để giải quyết vấn đề, tuy nhiên sau 2 lần rơi vào tình trạng kiệt sức mình lại có một cái nhìn khác. Mình tự hỏi bản thân mình điều gì làm lên sự khác biệt đó? Làm cách nào mình có thể giữ được tâm thế: Yên lặng và giải quyết tất cả những vấn đề xung quanh một cách “nhẹ nhàng”. Chẳng lẽ lần nào cũng phải làm mình kiệt sức thì mới được?

Đương nhiên chẳng ai lại ngớ ngẩn mà làm vậy.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên tự vấn bản thân sau những lần như vậy mình được và mất những gì? Trong tình huống này liệu nó có thật sự tồi tệ đến vậy không? Liệu mình sẽ phát hiện ra điều gì tốt hơn thì sao?

Dưới đây là những gì mình tự rút ra trong câu chuyện của chính mình:

Thứ nhất bạn luôn luôn phải học cách lắng nghe cơ thể. Trong trường hợp này, chính sự “kiệt sức” mạng lại cho mình những lợi ích trong việc điều hòa cảm xúc của bản thân.

Thứ hai tâm trí không phải là thứ luôn hữu dụng. Đôi khi bạn có thể tắt công tắc trên đầu mình đi, hãy thử quan sát mọi thứ với một cái não “trống không”. Mình may mắn hiểu được cách vận hành khi cảm thấy “não” không còn hứng thú với bất kì cái gì. Đó không phải tình trạnh “vứt bỏ”, mà là “buông bỏ”. Và điều này đương nhiên phải luôn luôn ghi nhớ và thực tập để có được.

Thứ ba là bạn luôn có thể nhìn, suy nghĩ, và hành động theo một cách khác so với mọi việc hàng ngày vẫn xảy ra. Đôi khi trong cái dở lại xuất hiện cái khôn, trong bộn bề của cuộc sống, bỗng nhiên bạn cảm

Bài viết không đề cập sâu đến khái niệm tình trạng “cha mẹ kiệt sức” mà chỉ đơn giản là cách nhìn nhận những vấn đề của cuộc sống theo một tâm thế mở hơn, vì với mình đôi khi Kiệt sức không phải là thứ gì đó quá tệ.

Cuộc sống luôn luôn biến đổi, chúng ta không thể giữ mãi một con người cũ và mong cuộc sống sẽ “thích ứng” ngược. Chúng ta thay đổi quần áo và diện mạo hàng ngày, hãy thử thay đổi cách suy nghĩ và hành động xem sao!

5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page